ip man


dimanche 27 mai 2012

các nét đặc trưng cơ bản của vinh xuan quyền phần 3 :

Một số kỹ thuật Kiều Thủ phổ biến trong Vịnh Xuân quyền

  • Lưu ý: có nhiều lưu phái Vịnh Xuân quyền có các cách diễn giải khác nhau đối với cùng một thao tác kỹ pháp, ví dụ như:
1. động tác đè tay hay ấn tay được diễn giải thành 6 tên khác nhau là Trất thủ, Khấm thủ, Nại thủ, Án thủ, Chẩm thủ, Trầm thủ;
2. động tác dùng cạnh bàn tay chém gạt mạnh hay thọc thẳng vào mục tiêu được diễn giải thành 2 tên khác nhau là Quát thủ, Sạn thủ và cùng được dịch nghĩa sang tiếng Anh là Shaving-hand hay Scraping-hand;
                                                        (   quát thủ    )
3. động tác dùng lưng cổ tay ngoài nâng lên đỡ gạt được diễn giải thành Đề thủ, Đỉnh thủ (Hạc Đỉnh thủ)
4. động tác dùng cạnh bàn tay chém mạnh vào yết hầu (cổ họng) được diễn giải thành Tỏa Hầu thủ, Tiêu thủ (Phiêu thủ), Sát Cảnh Thủ.
5. động tác xoay tròn cổ tay hay cùi chỏ tay được diễn giải thành Khuyên thủ, Quyển thủ, trong chữ Hán âm Khuyên và Quyển đọc giống nhau là quān/ quán 圈 theo âm Quan Thoại (nếu phiên ra theo âm của chữ Latin đọc là Chian), đọc theo âm Quảng Đông được Latin hóa là Huen hay Huyn.
6. động tác đỡ chặn tay đối phương được diễn giải thành Phong thủ, Lan thủ đều có ý nghĩa giống nhau.
7. động tác dùng tay kéo cổ đối phương được diễn giải thành Trì Cảnh thủ, Phan Cảnh thủ đều là một nghĩa.
8. động tác phẩy hay ve vẩy cánh tay và cổ tay khi tấn công vào đối phương được diễn giải thành Sủy thủ, Đoái thủ, Phất thủ(thấy rỗ nhất trong Sil Nim tau dòng Diệp Vấn).
9. động tác đưa tay ra thăm dò nội kình của đối phương được diễn giải thành Tầm Kiều, Lao thủ, Vấn thủ.
10. động tác Cổn thủ, Khổn thủ và Bàn thủ có điểm giống nhau khi thực hành động tác vì đều xoay khớp cùi chỏ.
11. động tác dùng tay ngăn chặn đòn tay của đối phương được diễn giải thành Lan thủ, Phong thủ.
12. Vấn thủ: tay đưa tới trước tiếp xúc với đòn địch để hất qua bên, thường dùng hóa giải những thế từ trên đánh xuống, trong bài Mộc Nhân(Dòng Diệp Vấn), tay chém vào nách địch là Vấn thủ, trong thực tế là chém vào cổ địch.
13. Sạn thủ: thế giống như Hoành Chưởng, nhưng đánh bằng cạnh bàn tay.
14. Tỏa Hầu thủ: có chi nhánh Vịnh Xuân có thế này là bóp cổ địch nhân.
15. Quát thủ: là đỡ xuống dưới và ra ngoài, tên khác là Cảnh thủ.
16. Cổn thủ: tay trên là Than thủ, tay dưới là Hạ Bàng thủ, gọi là Khổn thủ là sai, vì Khổn là trói, trong danh từ võ thuật, Khổn chỉ những thế dùng để trói tay địch nhân khi nhập nội.
                                                            (  thế bàng thủ  )
17. Thoát thủ: còn gọi là Đoái thủ, tay mình bị chụp, tay kia dùng hất ra, mấy thế cuối của mấy bài Vịnh Xuân có thế chót trước khi Khuyên thủ, là Thoát thủ (chém 2 tay ra liên tục).
18. Trầm thủ, Trất thủ, Khấm thủ đều là thế ấn tay địch xuống nhưng mỗi thế có công dụng đặc biệt.
                                                   ( trất thủ )
19. Tiêu chỉ, Tiêu thủ: xỉa đầu ngón tay tới nhắm vào cổ họng, mắt.
20. Tầm kiều: thăm dò kình lực địch nhân bằng cách đưa tay tìm tay địch (danh từ miền Bắc là Tiếp thủ), còn Lao thủ đưa 2 tay nâng lên, giống như Thác thủ trong bài Mộc Nhân.
21. Bàn thủ: khi mới bắt tay vào Song Li thủ (Niêm thủ, Khuyên thủ), 2 tay mình liền dính với 2 tay địch, chuyển động từ Phục thủ-Than thủ qua Phục thủ-Bàng thủ thì gọi là Bàn thủ (quay cánh tay).
22. Sát Cảnh thủ: chém sấp cạnh bàn tay vào cổ địch nhân.
23. Bão Bài Chưởng: giống Phá Bài Chưởng của Hồng gia, còn gọi là Hồ Điệp Chưởng.
  • Chú giải: Danh từ Kiều Thủ trong ngôn ngữ Trung Hoa được dịch thành 2 thuật ngữ: Bridge HandBridge Arm. Thật ra dịch là Bridge Arm thì đúng hơn vì Kiều Thủ đây là ám chỉ chủ yếu từ khớp xương cùi chỏ đến cổ tay nên phải dịch là Arm nghĩa là phần Cẳng tay, trong khi Hand trong tiếng Anh tương đương tiếng Trung Hoa là Chưởng nghĩa là bàn tay, nếu dịch Bridge Hand thì phải gọi là Kiều Chưởng mới đúng, nhưng Thủ trong tiếng Trung Hoa lại vừa có nghĩa là cẳng tay và cả bàn tay.
Sau đây là bảng liệt kê danh mục kỹ thuật Kiều thủ (Kìu Sẩu / Bridge-arms techniques / Bridge-hand techniques) trong Vịnh Xuân quyền:
English
(from Cantonese)
Simp.
char.
Trad.
char.
Cantonese
(Yale
transcription)
Mandarin
(Pinyin
transcription)
Meaning(s)
(in English)
Tiếng Việt
jam sau 沈手 沉手 cham4 sau2 chénshǒu sinking hand Trầm thủ
garn sau 耕手 (as simp.) gang1 sau2 gēngshǒu cultivating arm Canh thủ
jut sau 窒手 (as simp.) jat6 sau2 zhìshǒu choking hand Trất thủ
huen sau 圈手 圈手 huen4 sau2 quánshǒu circling hand Quyển thủ
lap sau 拉手 (as simp.) laap6 sau2 lāshǒu pulling hand Lạp thủ
pak sau 拍手 (as simp.) paak3 sau2 pāishǒu slapping hand Phách thủ
tok sau 托手 (as simp.) tok3 sau2 tuōshǒu lifting hand (hold up with palm; support; rely) Thác thủ
lan sau 拦手 攔手 laan4 sau2 lánshǒu barring hand, (obstruct, impede, bar, hinder) Lan thủ
tie sau 提手 (as simp.) tai4 sau2 tíshǒu uplifting hand (to lift; (upwards character stroke); lifting (brush stroke in painting) Đề thủ
jip sau 接手 (as simp.) jip3 sau2 jiēshǒu receiving hand (receive; continue; catch; connect) Tiếp thủ
gum sau 揿手 撳手
qìnshǒu pressing hand (pinning hand) Khấm thủ
biu sau 鏢手 (as simp.) biu1 sau2 biāoshǒu poking, thrusting hand (a throwing weapon; dart) Tiêu thủ
bong sau 膀手 (as simp.) bong2 sau2 bǎngshǒu wing arm Bàng thủ
fook sau 伏手 (as simp.) fuk6 sau2 fúshǒu controlling arm Phục thủ
man sau 问手 問手 man6 sau2 wènshǒu seeking hand Vấn thủ
wu sau 护手 護手 wu6 sau2 hùshǒu protecting hand Hộ thủ
tan sau 摊手 攤手 taan1 sau2 tānshǒu dispersing hand Than thủ
kau sau 扣手 扣手 kau1 sau2 koushǒu detaining hand Khấu thủ
faak sau 拂手 拂手 faak1 sau2 fúshǒu flipping hand, whisking hand, whipping hand Phất thủ
on sau 按手 按手 on3 sau2 ànshǒu pressing-down hand Án thủ
chang sau 鏟手 铲手 chaan2 sau2 chǎnshǒu spade hand Sạn thủ
gwaat sau 刮手 刮手 waat3 sau2 guāshǒu cutting hand Quát thủ
ding sau 頂手 顶手 ding2 sau2 dǐngshǒu upward-going hand Đỉnh thủ
huyn sau 圈手 圈手 huyn1 sau2 quānshǒu circling hand Khuyên thủ
laau sau 撈手 撈手 laau4 sau2 lāoshǒu dredging hand, scooping arm Lao thủ
daan sau 弹手 弹手 taan4 sau2 dànshǒu rebounding hand Đàn thủ
faan sau 反手 反手 faan2 sau2 fǎnshǒu reversing hand Phản thủ
laat sau (nuk sau) 甩手 甩手 lat1 sau2 shuǎishǒu free hand Sủy thủ
huen got sau 圈割手 圈割手 huyn1 got3 sau2 quāngēshǒu circling-cut hand Khuyên Cát thủ
Ju gum sau / Jark gum sau 側揿手 / 側撳手 側揿手 / 側撳手 jak1 gam6 sau2 cèqìnshǒu side-pinning hand Trắc Khấm thủ
jum sau 枕手 枕手 jam2 sau2 zhěnshǒu sinking block Chẩm thủ
kuo sau 过手 过手 gwo3 sau2 guòshǒu fighting practice Quá thủ
kwun sau 滚手 / 捆手 滚手 / 捆手 gwan2 sau2 gǔnshǒu / kǔnshǒu fighting practice Cổn thủ
mang geng sau 攀颈手 攀颈手 pen1 geng2 sau2 pāngěngshǒu neck-pulling hand Phan Cảnh thủ
poon sau 盤手 盤手 pun4 sau2 pánshǒu rolling hand Bàn thủ
shat geng sau 殺頸手 殺頸手 saat3 geng2 sau2 shāgěng shǒu throat-cutting hand Sát Cảnh thủ
tut sau 脫手 脫手 tuyt3 sau2 tuōshǒu freeing arm Đoái thủ
liu sau 流手 流手 lau4 sau2 líushǒu flowing arm Lưu thủ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire