ip man


mardi 29 mai 2012

"Uống nước nhớ nguồn"



đây là 1 truyền thống tuyệt vời  và đậm chất phương đông của dân tộc Việt Nam chúng ta.thiết nghĩ, là 1 người học võ,cái đầu tiên phải học chính là võ đức,học cách sống nhân văn của 1 con người,vậy chúng ta, những con người yêu thích và tập luyện môn võ vịnh xuân quyền có thể bỏ qua được câu tục ngữ của ông cha trên được sao ? sau đây tôi xin giới thiệu 1 bài viết về lịch sử của môn phái vịnh xuân quyền nói chung và chi nhánh vịnh xuân việt nam nói riêng ( trong bài viết tôi sử dụng những tư liệu cũng như  trích dẫn các bài viết có trong quyển sách :những bài viết về vĩnh xuân và võ đường Viet Nam vĩnh xuân nội gia quyền của tác giả võ sư Nguyễn Ngọc Nội,trước hết xin chân thành cảm ơn và gửi lời xin lỗi đến võ sư Nguyễn Ngọc Nội,vì tôi hiện đang là du học sinh ở  Pháp nên ko có điều kiện để xin phép võ sư trực tiếp), bài viết này của tôi nhằm giúp các bạn trẻ muốn biết 1 cách xác thực về lịch sử  môn võ , môn phái mà mình yêu thích mà chưa có điều kiện tìm hiểu, đọc các quyển sách về vịnh xuân quyền,nhằm tri ân các vị tiền bối đã sáng tạo và truyền lại cho chúng  ta  1 di sản văn hóa quá lớn.  

I, khái lược về Vịnh Xuân Quyền và chi nhánh Vịnh Xuân Việt Nam :

--Vịnh Xuân Quyền là võ phái được hình thành khoảng 300 năm nay( vào thời vua Khang Hy, 1662-1722). Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện ghi chép lịch sử còn hạn chế cho nên đến hiện nay lịch sử môn phái vịnh xuân vẫn chưa được thể hiện 1 cách chính xác và thống nhất.
Theo võ sư Nguyễn Ngọc Nội( chủ nhiệm võ đường Vịnh Xuân nội gia quyền ở hà nội) :
Ngũ Mai lão ni là 1 đại cao thủ của phái thiếu lâm tự,trong quá trình đi lánh nạn ( liên quan đến việc triều đại nhà thanh trấn hưng thiếu lâm nhằm đề phòng phong trào phản thanh phục minh của nhân dân trung quốc), người đã dầy công nghiên cứu và sáng tạo ra 1 loại nghệ thuật chiến đấu với những tính chất hiệu quả và phù hợp với tư chất của giới nữ.do 1 lần tình cờ , bà đã gặp và truyện dạy cho 1 cô gái xinh đẹp nhưng gia đình khó khăn nên thường bị lũ nhà giàu trong vùng bắt nạt,và sau đó bà đã dùng tên của người đệ tử đầu tiên cho môn võ mình đã sáng tạo và kiếm chứng :Vĩnh xuân quyền bắt đầu xuất hiện từ đây và người con gái, bà Nghiêm vịnh xuân sau này đã về tu tại ngôi chùa Vịnh Xuân(Kiến Xương, Trung Quốc), và sau này khi môn võ Vịnh Xuân phát triển và lan rộng ra khắp trung Quốc rồi toàn thế giới,nó còn được biết với cái tên Vịnh Xuân quyền.
Và cũng như  nhiều môn phái khác  vịnh xuân quyền cũng được hoàn thiện dần qua thời gian và qua từng giai đoạn lịch sử,và có lẽ bước ngoặt lịch sử của môn phái có lẽ được tạo ra nhờ các sư tổ trong Hồng Hoa hội quán,và  cũng từ thời đại này hệ thống quyền thuật của vịnh xuân mới bắt đầu có hệ thống rõ ràng và được ghi chép lưu truyền rõ ràng hơn.điều này ko chỉ được  kiểm chứng qua các nhân vật,các  tài liệu lịch sử, mà ngay trong những kĩ thuật vịnh xuân quyền cũng mang đậm những tính chất phù hợp với việc chiến đấu và rèn luyện trên thuyền ví dụ như thế tấn nhị tự kiềm dương, khả năng phát lực trong phạm vi gần, độ chính xác cũng như  việc rất ít sử dụng đòn chân nhằm hạn chế tối đa việc để mất cân bằng…
·         Và  với vịnh xuân việt nam, vào cuối năm 1939, sư tổ Nguyễn Tế Công đã đến việt nam( để lánh nạn, có thể là do bị quân nhật đè ép) và từ 1939-1954 người ở hà nội và đã thu nhận các học  trò và truyền bá môn vịnh xuân cho người việt nam, vào thời gian này có thể kể tên 1 số đệ tự của người : cố võ sư Trần Văn Phùng, cố võ sư Trần Thúc Tiển, cố võ sư Ngô Sỹ Quý…
Sau đó người vào TP.Hồ Chí Minh sinh sống và tại đây người tiếp tục dạy cho các học trò đã theo người từ ngoài bắc vào như  võ sư Nguyễn Bá Khả, võ sư Hồ Hải Long,GS.Võ sư Đỗ Bá Vinh…. Và người còn tiếp tục thu nhận thêm 1 số học trò mới như võ sư Lục Viễn Khai….
Và tại TP.Hồ Chí Minh vào chiều ngày 23/6/1959(tức 18/5 kỷ hợi), người đã từ trần sau 2 ngày lâm bệnh, sau khi người mất các họ trò của người vẫn tiếp tục công việc truyền dạy lưu giữ môn võ vịnh xuân cho đến bây h,vịnh xuân việt nam đã phát triển 1 cách mạnh mẽ,sánh ngang các chi nhánh vịnh xuân khác.

Sau đây là phả hệ vịnh xuân việt nam :

 

II, Tri ân

 sau nhiều ngày tìm kiếm ko biết mệt mỏi võ sư Nguyễn Ngọc Nội đã tìm được mộ phần của Sư Tổ Nguyễn Tế Công và sư tổ mẫu :
sau đây là địa chỉ mộ phần của sư tổ và sư tổ mẫu :
Nguyễn Tế Công-số mộ 1560-khu 2.
Đàm Thiếu Quỳnh-số mộ 1563-khu 2.
Nghĩa Trang Lái Thiêu-Bình Dương,đây là khu nghĩa trang người hoa cách trung tâm TP.HCM khoảng 25km.
hi vọng với thông tin này,những người yêu mến và tập luyện môn vịnh xuân quyền sẽ có điều kiện tỏ lòng tri ân trước người ,sư tổ Nguyễn Tế Công, người đã truyền thụ cho chúng ta 1 di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đáng trân trọng "VỊNH XUÂN QUYỀN".

sau đây là 1 số hình ảnh chúng ta còn lưu lại trước khi người mất
                                                    (sư tổ và các học trò của người)






và cuối bài là 1 người tập luyện vịnh xuân quyền, tôi tin rằng những người hậu duệ của người sẽ mãi ghi nhớ công ơn của người và nghiêm túc tập luyện để cùng nhau đoàn kết lưu giữ , phát triển môn phái ngày càng lớn mạnh.

dimanche 27 mai 2012

các nét đặc trưng cơ bản của vinh xuan quyền phần 3 :

Một số kỹ thuật Kiều Thủ phổ biến trong Vịnh Xuân quyền

  • Lưu ý: có nhiều lưu phái Vịnh Xuân quyền có các cách diễn giải khác nhau đối với cùng một thao tác kỹ pháp, ví dụ như:
1. động tác đè tay hay ấn tay được diễn giải thành 6 tên khác nhau là Trất thủ, Khấm thủ, Nại thủ, Án thủ, Chẩm thủ, Trầm thủ;
2. động tác dùng cạnh bàn tay chém gạt mạnh hay thọc thẳng vào mục tiêu được diễn giải thành 2 tên khác nhau là Quát thủ, Sạn thủ và cùng được dịch nghĩa sang tiếng Anh là Shaving-hand hay Scraping-hand;
                                                        (   quát thủ    )
3. động tác dùng lưng cổ tay ngoài nâng lên đỡ gạt được diễn giải thành Đề thủ, Đỉnh thủ (Hạc Đỉnh thủ)
4. động tác dùng cạnh bàn tay chém mạnh vào yết hầu (cổ họng) được diễn giải thành Tỏa Hầu thủ, Tiêu thủ (Phiêu thủ), Sát Cảnh Thủ.
5. động tác xoay tròn cổ tay hay cùi chỏ tay được diễn giải thành Khuyên thủ, Quyển thủ, trong chữ Hán âm Khuyên và Quyển đọc giống nhau là quān/ quán 圈 theo âm Quan Thoại (nếu phiên ra theo âm của chữ Latin đọc là Chian), đọc theo âm Quảng Đông được Latin hóa là Huen hay Huyn.
6. động tác đỡ chặn tay đối phương được diễn giải thành Phong thủ, Lan thủ đều có ý nghĩa giống nhau.
7. động tác dùng tay kéo cổ đối phương được diễn giải thành Trì Cảnh thủ, Phan Cảnh thủ đều là một nghĩa.
8. động tác phẩy hay ve vẩy cánh tay và cổ tay khi tấn công vào đối phương được diễn giải thành Sủy thủ, Đoái thủ, Phất thủ(thấy rỗ nhất trong Sil Nim tau dòng Diệp Vấn).
9. động tác đưa tay ra thăm dò nội kình của đối phương được diễn giải thành Tầm Kiều, Lao thủ, Vấn thủ.
10. động tác Cổn thủ, Khổn thủ và Bàn thủ có điểm giống nhau khi thực hành động tác vì đều xoay khớp cùi chỏ.
11. động tác dùng tay ngăn chặn đòn tay của đối phương được diễn giải thành Lan thủ, Phong thủ.
12. Vấn thủ: tay đưa tới trước tiếp xúc với đòn địch để hất qua bên, thường dùng hóa giải những thế từ trên đánh xuống, trong bài Mộc Nhân(Dòng Diệp Vấn), tay chém vào nách địch là Vấn thủ, trong thực tế là chém vào cổ địch.
13. Sạn thủ: thế giống như Hoành Chưởng, nhưng đánh bằng cạnh bàn tay.
14. Tỏa Hầu thủ: có chi nhánh Vịnh Xuân có thế này là bóp cổ địch nhân.
15. Quát thủ: là đỡ xuống dưới và ra ngoài, tên khác là Cảnh thủ.
16. Cổn thủ: tay trên là Than thủ, tay dưới là Hạ Bàng thủ, gọi là Khổn thủ là sai, vì Khổn là trói, trong danh từ võ thuật, Khổn chỉ những thế dùng để trói tay địch nhân khi nhập nội.
                                                            (  thế bàng thủ  )
17. Thoát thủ: còn gọi là Đoái thủ, tay mình bị chụp, tay kia dùng hất ra, mấy thế cuối của mấy bài Vịnh Xuân có thế chót trước khi Khuyên thủ, là Thoát thủ (chém 2 tay ra liên tục).
18. Trầm thủ, Trất thủ, Khấm thủ đều là thế ấn tay địch xuống nhưng mỗi thế có công dụng đặc biệt.
                                                   ( trất thủ )
19. Tiêu chỉ, Tiêu thủ: xỉa đầu ngón tay tới nhắm vào cổ họng, mắt.
20. Tầm kiều: thăm dò kình lực địch nhân bằng cách đưa tay tìm tay địch (danh từ miền Bắc là Tiếp thủ), còn Lao thủ đưa 2 tay nâng lên, giống như Thác thủ trong bài Mộc Nhân.
21. Bàn thủ: khi mới bắt tay vào Song Li thủ (Niêm thủ, Khuyên thủ), 2 tay mình liền dính với 2 tay địch, chuyển động từ Phục thủ-Than thủ qua Phục thủ-Bàng thủ thì gọi là Bàn thủ (quay cánh tay).
22. Sát Cảnh thủ: chém sấp cạnh bàn tay vào cổ địch nhân.
23. Bão Bài Chưởng: giống Phá Bài Chưởng của Hồng gia, còn gọi là Hồ Điệp Chưởng.
  • Chú giải: Danh từ Kiều Thủ trong ngôn ngữ Trung Hoa được dịch thành 2 thuật ngữ: Bridge HandBridge Arm. Thật ra dịch là Bridge Arm thì đúng hơn vì Kiều Thủ đây là ám chỉ chủ yếu từ khớp xương cùi chỏ đến cổ tay nên phải dịch là Arm nghĩa là phần Cẳng tay, trong khi Hand trong tiếng Anh tương đương tiếng Trung Hoa là Chưởng nghĩa là bàn tay, nếu dịch Bridge Hand thì phải gọi là Kiều Chưởng mới đúng, nhưng Thủ trong tiếng Trung Hoa lại vừa có nghĩa là cẳng tay và cả bàn tay.
Sau đây là bảng liệt kê danh mục kỹ thuật Kiều thủ (Kìu Sẩu / Bridge-arms techniques / Bridge-hand techniques) trong Vịnh Xuân quyền:
English
(from Cantonese)
Simp.
char.
Trad.
char.
Cantonese
(Yale
transcription)
Mandarin
(Pinyin
transcription)
Meaning(s)
(in English)
Tiếng Việt
jam sau 沈手 沉手 cham4 sau2 chénshǒu sinking hand Trầm thủ
garn sau 耕手 (as simp.) gang1 sau2 gēngshǒu cultivating arm Canh thủ
jut sau 窒手 (as simp.) jat6 sau2 zhìshǒu choking hand Trất thủ
huen sau 圈手 圈手 huen4 sau2 quánshǒu circling hand Quyển thủ
lap sau 拉手 (as simp.) laap6 sau2 lāshǒu pulling hand Lạp thủ
pak sau 拍手 (as simp.) paak3 sau2 pāishǒu slapping hand Phách thủ
tok sau 托手 (as simp.) tok3 sau2 tuōshǒu lifting hand (hold up with palm; support; rely) Thác thủ
lan sau 拦手 攔手 laan4 sau2 lánshǒu barring hand, (obstruct, impede, bar, hinder) Lan thủ
tie sau 提手 (as simp.) tai4 sau2 tíshǒu uplifting hand (to lift; (upwards character stroke); lifting (brush stroke in painting) Đề thủ
jip sau 接手 (as simp.) jip3 sau2 jiēshǒu receiving hand (receive; continue; catch; connect) Tiếp thủ
gum sau 揿手 撳手
qìnshǒu pressing hand (pinning hand) Khấm thủ
biu sau 鏢手 (as simp.) biu1 sau2 biāoshǒu poking, thrusting hand (a throwing weapon; dart) Tiêu thủ
bong sau 膀手 (as simp.) bong2 sau2 bǎngshǒu wing arm Bàng thủ
fook sau 伏手 (as simp.) fuk6 sau2 fúshǒu controlling arm Phục thủ
man sau 问手 問手 man6 sau2 wènshǒu seeking hand Vấn thủ
wu sau 护手 護手 wu6 sau2 hùshǒu protecting hand Hộ thủ
tan sau 摊手 攤手 taan1 sau2 tānshǒu dispersing hand Than thủ
kau sau 扣手 扣手 kau1 sau2 koushǒu detaining hand Khấu thủ
faak sau 拂手 拂手 faak1 sau2 fúshǒu flipping hand, whisking hand, whipping hand Phất thủ
on sau 按手 按手 on3 sau2 ànshǒu pressing-down hand Án thủ
chang sau 鏟手 铲手 chaan2 sau2 chǎnshǒu spade hand Sạn thủ
gwaat sau 刮手 刮手 waat3 sau2 guāshǒu cutting hand Quát thủ
ding sau 頂手 顶手 ding2 sau2 dǐngshǒu upward-going hand Đỉnh thủ
huyn sau 圈手 圈手 huyn1 sau2 quānshǒu circling hand Khuyên thủ
laau sau 撈手 撈手 laau4 sau2 lāoshǒu dredging hand, scooping arm Lao thủ
daan sau 弹手 弹手 taan4 sau2 dànshǒu rebounding hand Đàn thủ
faan sau 反手 反手 faan2 sau2 fǎnshǒu reversing hand Phản thủ
laat sau (nuk sau) 甩手 甩手 lat1 sau2 shuǎishǒu free hand Sủy thủ
huen got sau 圈割手 圈割手 huyn1 got3 sau2 quāngēshǒu circling-cut hand Khuyên Cát thủ
Ju gum sau / Jark gum sau 側揿手 / 側撳手 側揿手 / 側撳手 jak1 gam6 sau2 cèqìnshǒu side-pinning hand Trắc Khấm thủ
jum sau 枕手 枕手 jam2 sau2 zhěnshǒu sinking block Chẩm thủ
kuo sau 过手 过手 gwo3 sau2 guòshǒu fighting practice Quá thủ
kwun sau 滚手 / 捆手 滚手 / 捆手 gwan2 sau2 gǔnshǒu / kǔnshǒu fighting practice Cổn thủ
mang geng sau 攀颈手 攀颈手 pen1 geng2 sau2 pāngěngshǒu neck-pulling hand Phan Cảnh thủ
poon sau 盤手 盤手 pun4 sau2 pánshǒu rolling hand Bàn thủ
shat geng sau 殺頸手 殺頸手 saat3 geng2 sau2 shāgěng shǒu throat-cutting hand Sát Cảnh thủ
tut sau 脫手 脫手 tuyt3 sau2 tuōshǒu freeing arm Đoái thủ
liu sau 流手 流手 lau4 sau2 líushǒu flowing arm Lưu thủ

samedi 26 mai 2012

Các nét đặc trưng cơ bản của Vinh Xuan Quyen Phần 2 :

 hệ thông quyền thuật cơ bản trong vịnh xuân quyền :
Tại Trung Quốc và Hương Cảng chương trình gồm ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và một bài Mộc nhân thung. Tại Quảng Đông bài Tiêu Chỉ được dạy trước bài Tầm Kiều. Hai bài binh khí của môn phái là Bát Trảm Đao và Lục điểm bán côn.
Tại Việt Nam tôn sư Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh:

- Tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh của Nguyễn Duy Hải tự Hồ Hải Long (1917 - 1988) truyền dạy ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Ngũ hình quyền và Hạc hình hư bộ, một bài Mộc nhân thung và hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.
- Tại Hà Nội có nhiều nhánh Vịnh Xuân, chi phái của cụ Trần Thúc Tiển có nhiều học trò lớn tuổi, thành tựu cao nhất là về nội công và linh giác, chi phái cụ Trần Văn Phùng có những học trò trung niên thành danh giỏi thực chiến. Chi phái cụ Ngô Sỹ Quý chương trình bao gồm Thủ Đầu quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, Xà quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền, Nhất linh bát (hay Một linh tám) và một bài Mộc nhân thung. Trong binh khí có hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.

Tại Việt Nam chỉ bài đầu tiên (Tiểu niệm đầu hay Thủ đầu quyền) giống với bài Tiểu niệm đầu của chi phái Trung quốc và Hương cảng.
Sau đây xin điểm qua các bài bản để trình bày những đặc điểm của môn phái

1. Tiểu niệm đầu

Đặc điểm của bài là không chuyển bộ, suốt bài chỉ đứng thế "Nhị tự kiềm dương mã", thân thể hơi ngửa về sau. Như tên cho thấy, bài chứa đựng những thế căn bản quan trọng của môn phái như Thân thủ, Bàng thủ, Nhật tự xung quyền, Phách thủ, Hộ thủ, Phục thủ... toàn bài đánh hai tay nới giãn không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến". Bài đặc biệt chú trọng luyện sự biến chuyển từ Phục thủ qua Hộ thủ, lúc luyện hai thế này giống như lạy Phật ba lần nên bài còn có tên là Tam bái Phật.

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đĩnh:
1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4. Thân thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ
5. Trắc chưởng chánh chưởng thân thủ khuyên thủ thâu quyền
6. Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ
7. Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ tiêu chỉ thủ
8. Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền
9. Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền
10. Thân thủ chẩm thủ quát thủ
11. Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền
12. Bàng thủ thân thủ ấn chưởng thâu quyền
13. Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu cước


Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan M ãn:
1. Khai Thung Mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4.Phật chưởng
5.Sát thủ
6.Lạp thủ
7.Xí chưởng
8.Thân thủ
9.Bàng thủ
10. Thoát thủ

2. Tầm kiều
Bài Tầm kiều chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ" hay còn gọi là "leo núi", chân trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch"...
Ba thế đá được dẫn nhập: Đề thoái, Trực đăng thoái và Trắc sanh thoái. Môn sinh Vịnh Xuân quyền thường dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ.Những thủ pháp mới được dạy là Chánh thân vấn thủ, Phê tranh, Xuyên kiều, Trắc thân án thủ, Trừu chàng quyền, Đàn kiều xung quyền...

Thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn:

1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2.Giao xoa thân thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3.Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4.Xuyên kiều chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)
5.Song phục thủ phách thủ chánh chưởng cập hộ thủ
6.Chuyển thân lan thủ giao xoa thân thủ cập chuyển thân bàng thủ
7.Lan thủ xung quyền phất thủ phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
8.Cầm lan trắc thân lan thủ khởi để thoái
9.Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ cập trắc thân giao xoa thân thủ tam thức
10. Trừu bàng quyền phục thủ thoát thủ khuên thủ thâu quyền
11. Trực đăng thoái đạp bộ đê bàng thủ cập song thân thủ chánh thân song vẫn thủ
12. Song trất thủ song ấn chưởng thâu quyền
13. Chuyển thân trắc sanh thoái trắc thân án thủ đàn kiều xung quyền
14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu thức

Thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn:
1. Khai thung mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4. Tầm kiều
5. Lan kiều thủ
6. Đơn bàng thủ
7. Song bàng thủ
8. Tam không thủ

3. Tiêu chỉ
Bài Tiêu chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi tiêu". Những kĩ thuật mới là Quải tranh, Trắc thân vấn thủ, Thượng hạ sạn thủ, Khuyên cát thủ, Thượng hạ canh thủ... và bộ pháp Khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hương cảng chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: Phê trửu (chỏ đánh ngang) và Cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) lấy từ chi phái Quảng Đông.
Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Và có tên là Tiêu chỉ vì sử dụng rất nhiều thế Tiêu chỉ thủ (thế xỉa bằng đầu ngón tay)

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn:
1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3. Nhật tự xung quyền khuyên cát thủ thâu quyền
4. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ thâu quyền
5. Khẩu bộ chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ hạ lộ sạn thủ
6. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
7. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ
8. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
9. Chuyển thân thượng hạ canh thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền
10. Trắc thân vấn thủ chẩm thủ chuyển thân phục thủ thoát thủ thâu quyền
11. Tiêu chỉ thủ chuyển thân thượng lộ sạn thủ phất thủ thoát thủ thâu quyền
12. Cầm nã thủ trừu chàng quyền ấn chưởng thâu quyền
13. Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ
14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu quyền

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn:
1. Khai thung mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4.Cập trửu
5.Quải trửu
6.Phê trửu
7.Nhị đồng thủ
8.Dương thủ
9.Tháp chuỳ
10. Bái Phật

4. Niêm thủ và niêm cước
Phương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ tay đôi, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Tại Việt Nam, phương pháp có tên là "Niêm thủ".
"Niêm đơn thủ" (tập niêm thủ một tay) được dạy sau bài Tiểu niệm đầu. Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kì những thế Thân thủ, Phục thủ, Chánh chưởng, Chẩm thủ, Nhựt tự quyền, Bàng thủ, và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế Thân và Bàng thủ.
"Niêm song thủ" bắt đầu với Bàng thủ và tiếp với phương pháp "Nhất phục nhị" để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý "Bất truy thủ", "Tá lực xảo đả", "Tiêu đả đồng thời", "Tá lực phản đàn, khiêu kiều sang sông", " Án đầu ngật vĩ, "Lại lưu khứ tống, suý thủ trực xung"...
Trong phương pháp "Niêm cước", hai người đứng trên một chân, dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khẩu thoái) để rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.

5. Mộc nhân thung
Công thủ phản biến thể hiện rõ trong bài này. Bài còn chủ luyện lực, kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực mới làm rung chuyển thân của mộc nhân. Toàn bài của chi phái Hương Cảng gồm 140 thế, sau Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế, trong đó 16 thế cước của môn phái ( thật sự là 8 thế nhưng dùng bên trái và bên phải). Đặc biệt hai thế Thập tự thoái và Tiệt tảo thế ngược lại với tất cả thoái cước khác, dùng chân sau để đá.
Theo Lương Đĩnh, tám thế cước là: Trực đăng thoái, Hành sanh thoái, Tà đá tất thoái, Thập tự thoái hay Hoành sái thoái, Tiệt tảo thoái, Khẩu đàn thoái, Tà đá cước thoái, Hoành đà tất thoái.
Bài còn phát triển nguyên tắc "tam giác". Bài Mộc nhân thung chi phái Quảng Đông có hơn 160 động tác.

6. Lục điểm bán côn
Cây côn sử dụng trong môn phái thuộc trường côn, dài ít nhất 2 thước rưỡi. Bộ pháp bao gồm Tứ bình mã và Tí ngọ mã là những bộ pháp thực dụng trong những môn phái tỉnh Quảng Đông, khác hẳn với những thế tấn đặc biệt của quyền thuật Vịnh Xuân.
Theo Lương Đĩnh, bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn và Bán già.
Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc "Tuỳ địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữư chiêu" và phương pháp "Niêm côn".
Phương pháp "Niêm côn" tương tự như "Niêm thủ", hai côn giao nhau chuyển động theo "Khuyên côn", từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiến nhập tấn côn bụng, ngực, cổ họng hay màng tai địch thủ bằng những thế "Tiêu long thương", "Bán già",...

7. Bát trảm đao
Đao sử dụng trong bài thuộc loại Hồ điệp song đao (song tô). Bài chia ra tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chính. Như côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Diệp Vấn chỉ dạy bài bát trảm đao cho bốn người đệ tử. Hiện nay, nhiều bài đao khác nhau mang tên này, khó phân biết được bài nào truyền lại từ Diệp Vấn.
Theo Diệp Vấn, tám đoạn bài Bát trảm đao là :

1/ Đao thức,
2/ Lập trảm đao,
3/ Than trảm đao,
4/ Song canh đao,
5/ Cổn bàng đao,
6/ Nhất tự đao,
7/ Vấn đao,
8/ Quải đao.

Ngoài những bài nêu trên, Vịnh Xuân quyền có nhiều phương pháp luyện tập phụ thuộc bổ túc: đá Tam tinh thung, đánh bao cát,...
Lịch sử Vịnh Xuân quyền hỗn hợp nhiều truyền thuyết từ nguồn gốc khác nhau, cần xét lại trong khuôn khổ khác. Chi phái của Diệp Vấn phổ biến hơn những chi phái khác. Vịnh Xuân quyền sử dụng một số giới hạn đòn thế đơn giản, nhưng hữu dụng. Là một phái chuyên cận chiến nên đã phát triển tới mức độ cao phương pháp "Niêm thủ thính kình" và nguyên tắc "mượn lực địch để phản công". Riêng Lục điểm bán côn tuy không phải là một vũ khí dùng đánh gần, nhưng không vượt ra ngoài lý thuyết đã dựng lên một nền tảng vững chắc cho môn phái.

jeudi 24 mai 2012

Vịnh xuân Hong Kong

Một bộ phim tư liệu về vịnh xuân hong kong  ( dòng tôn sư Diệp Vấn ) , dù quay phim mang nhiều tính biểu diễn và cũng có rất nhiều sự khác biệt vs vịnh xuân việt nam những cũng rất đáng để học hỏi :)



phần 1/5:



phần 2/5 :


phần 3/5 :


phần 4/5 :


phần 5/5 :


mercredi 23 mai 2012

Sư phụ Mai Ánh Châu

Bài viết về sư phụ Mai Ánh Châu :
          
                                                               ( sư phụ Mai Ánh Châu)


Mai An Chau – is well known and respected in Hanoi and Saigon. He is a Vin Chun Kuen mentor. He began studying the style led by Master Tan. Tan was a student of Nguyen Te Kong’s student, Tyen. After eight years of study, Mai An Chau learned everything that the mentor Tan could offer him. Seeing his student’s desire to perfect even further, Tan introduced him to the legendary One-eyed Dragon’, Chan Van Fung. Master Fung immediately recognised Chau’s extraordinary nature and took him to be his student. In a short space of exercises with Master Chan Van Fung, Chau vastly improved his achievements. His great technique was complemented by a deep Vin Chun Kuen quality and nature. Working with the wooden dummy, Chau could break its arms with short hand moves only. The dummy, by the way, was made of hard boxwood.
Chau was once visited by a Shaolin Gun Fu Master and a specialist of the Vin Chun Kuen style. This person lived in China for a long time and graduated from the Shaolin Monastery School in the Henan province. Having spoken to Mai An Chau, the guest suggested they try kuai ti zo’ together (i.e., free hands spinning with partners’ hands not losing connection with each other). It is one of the highest levels in Vin Chun Kuen and, visually, does not differ much from sparring.
After practicing with Chau, the guest was concerned by his loss and an unusual variation of Vin Chun. He adopted a harder, pushing style, which didn’t help against Chau. The guest said that if he didn’t know Mai An Chau’s good name and reputation, he would have deduced that he was being tricked and that it wasn’t actually Vin Chun.
                                                
Master Mai An Chau has many friends in and outside Vietnam. He is often invited to other schools for consultation and joint-classes. A video film was recorded in the School of Wing Chun Masters, Saigon, 1992. All the Masters in attendance were followers of Nam An, who now lives and teaches in Canada. Mai An Chan demonstrated the Tu Dao Quen’ form in this film.
Willing to learn Vin Chun Kuen in more depth, Mai An Chau studied the Chi-Kong psycho-energetic system and devoted a lot of time searching for a decent Buddhist mentor. An amazing and well known person, from outside Vietnam, became his teacher. It was the Buddhist monk Tkhyk Tkhan Tyn, who lived for more than 30 years in isolation in the mountains. Having reached the level of Bodhisattva, the monk returned to the people. He settled in a mountain cave on the banks of a lake. There was a village nearby. All Vietnamese Buddhist followers respect the hermit as a saint. Mai An Chau spent many months with his teacher practicing tkhien’ Buddhist contemplation. Whenever the opportunity arises, he visits his mentor, travelling from Hanoi to the mountains.
Despite his vast experience and recognition by other Vin Chun Kuen Masters, Mai An Chau did not open a big school. Like his teacher, Master Chan Van Fung, he holds classes with a small group of students in his own garden, keeping to the old tradition of passing Wing Chun knowledge down through the family. Mai An Chau brought to the Master Chan Van Fung to meet his relative and friend Nguyen Hong Tu. As work was taking up most of Tu’s time, he asked the teacher to tell him how to learn and understand Gun Fu quicker. Fung asked Tu to repeat only one fundamental exercise of Vin Chun Kuen, called spinning on the feet’. Nguyen Hong Tu practiced this exercise over the course of the year, both at home and at lessons. He was trying to achieve a precise yet difficult technique execution, which was based not only on weight transfers but also, to a greater degree, on fast filling in and emptying’ of the whole body in close quarters combat. From time to time Chan Van Fung and Mai An Chau used to correct Tu’s practice. Gradually the teacher Fung began to pay more attention to the junior student but not before he was totally satisfied that Tu was serious and persevering.

                                                   sự phụ Mai Ánh Châu và đệ tử người Nga




dimanche 20 mai 2012

các nét đặc trưng cơ bản của Vịnh Xuân Quyền phần 1:


Các nét đặc trưng cơ bản của Vịnh Xuân Quyền phần 1 :
 

Kiềm dương tấn, còn gọi là Kiềm dương mã tự, Nhị tự kiềm dương mã là một thế tấn đặc thù của Vịnh Xuân Quyền, bao gồm hai dạng thức là chính thân kiềm dương và trắc thân kiềm dương.
Trong Vịnh Xuân Quyền, tấn pháp được áp dụng thường xuyên nguyên lý chiều cao của tấn tỷ lệ nghịch với độ vững trãi và tỷ lệ thuận với độ linh hoạt, theo đó tấn pháp càng thấp cơ thể càng vững nhưng tính linh hoạt lại giảm. Kiềm dương mã tự cũng không phải là ngoại lệ, việc tập luyện tấn pháp này không nhấn mạnh sự cố định một cao độ của người luyện tập, mà có thể linh động, kết hợp với những bài tập tấn ở nhiều cao độ khác nhau, cả ở những tư thế rất thấp tới mức cơ thể gần như ngồi trên mặt đất.

Tấn pháp kiềm dương, với chữ kiềm () tương đối dễ hiểu là “kìm”, “kẹp”, “giữ”. Nhưng chữ dương có vài cách hiểu khác nhau: “dương” () với nghĩa là con dê, khi đó tấn sẽ được hiểu là thế “kẹp dê”, “giữ dê”. Theo huyền sử thì Ngũ Mai sư thái đã cho nàng Nghiêm Vịnh Xuân tập chăn dê và tắm cho các con dê bằng cách dùng hai chân kẹp chặt đầu và cổ con vật, từ đó sẽ rèn luyện được nội lực và tấn pháp trước khi bước vào tập võ (bộ phim Vịnh Xuân Quyền do các diễn viên Tạ Đình Phong, Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu đóng, diễn tả ý nghĩa này). Tuy nhiên, theo cách hiểu khác với chữ “dương” () chỉ “mặt trời”, “dương tính”, “dương khí”, “đàn ông”, “bộ phận sinh dục của giống đực”, kiềm dương tấn là thế tấn duy nhất ở chính diện có đủ kín đáo, do đầu gối hơi khép vào trong và có thể nhanh chóng kẹp chặt hai đùi, để thủ thế và bảo vệ vững chắc trước những đòn tấn công vào hạ bộ, ít nhiều linh hoạt và hiệu quả hơn hẳn trung bình tấn. Đi xa hơn trong suy luận, một số người cho rằng kiềm dương ở đây nhằm mục đích luyện khí, mà luyện khí chủ yếu phải kiềm dương (tiết dục).

Chính thân kiềm dương
Chính thân kiềm dương còn được gọi là Chính thân kiềm dương mã tựNhị tự kiềm dương mã, tư thế gần giống với tấn chuẩn bị (lập tấn) của các môn sinh Taekwondo, Karatedo với khoảng cách hai gót chân đều vừa mức với chiều cao và bề ngang của người tập, thường bằng vai hoặc hơi lớn hơn một chút, hai bàn chân gần song song hình chữ nhị () với mũi chân hơi hướng vào trong. Hạ thấp trọng tâm và hơi bẻ cong chân vào để hai đầu gối có một khoảng cách tương đối nhỏ, bằng khoảng nắm tay của người tập. Cơ thể người tập hơi ngửa ra phía sau để giữ cho gót chân, cột sống và đầu được thẳng.
Do hai mũi bàn chân với ngón cái hơi xoay khép lại thành hình chữ bát (), thế tấn này còn có thể được gọi là Bát tự kiềm dương (kiềm dương hình chữ bát). Nếu kéo dài chữ “bát” người tập sẽ có một tam giác. Ở đây có những nguyên tắc để xác định góc tạo thành đó là góc nhọn hay góc tù. Đưa chân người tập ra theo trục thẳng trước mặt cho đến khi chân nằm ngang và lấy điểm vuông góc với gót chân là đỉnh của tam giác. Cần đứng đúng cách để để hai chân hướng vào đỉnh này.
Trong phần lớn các bài tập tại chỗ của Vịnh Xuân thường dùng chính thân kiềm dương, đặc biệt là sáo lộ đầu tiên Tiểu niêm đầu chỉ sử dụng duy nhất một thế tấn này. Tuy nhiên, trong thực tế chiến đấu ít khi môn sinh sử dụng thế tấn này mà nó thường được phản ứng nhanh sang thế tấn trắc thân kiềm dương, với dụng ý dẫn đòn của đối phương vào khoảng không và phản đòn theo nguyên lý “tá lực đả lực” (mượn sức đánh sức).
Trắc thân kiềm dương
Với ý nghĩa của chữ Trắc () là “mặt bên”, “bên cạnh”, “nghiêng” phản ánh đúng bản chất của thế tấn. Khi đứng ở chính thân kiềm dương, người tập xoay đều hai chân và thân sang một phía sao cho hai mũi chân song song hướng về phía chéo góc khoảng 45 độ, người tập sẽ chuyển sang thế tấn trắc thân kiềm dương. Thế tấn này ít nhiều giống trảo mã tấn của một số môn phái, nhưng không hướng các mũi bàn chân thẳng phía trước và cũng không nhón gót. Hai đầu gối khép vào nhau với khoảng cách giữa chúng vẫn được giữ như ở chính thân kiềm dương. Trọng lượng cơ thể dồn khoảng 70% lên chân sau và khoảng 30% ở chân trước. Khi hạ thấp tấn hơn, người tập cần duỗi chân trước ra phía trước với khoảng cách dài hơn.

Môn phái Vịnh Xuân khởi phát từ miền Nam Trung Hoa, nơi mọi người thường dùng thuyền như một phương tiện vận chuyển chính, cho nên, các võ sư sáng tổ của Vịnh Xuân Quyền như Đại Hoa Diện Cẩm và các môn đồ của Hồng thuyền hội quán đã tập võ chủ yếu trên thuyền, nơi yêu cầu giữ thăng bằng trở thành cốt tử. Thế tấn chính thân kiềm dương và trắc thân kiềm dương được coi là phương cách tối ưu để giữ thăng bằng.
Chính thân kiềm dương tấn là thế tấn quan trọng bậc nhất của Vịnh Xuân Quyền, đi kèm với sáo lộ Tiểu niệm đầu như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật, nó giúp người tập luyện ngay từ những ngày đầu tiên đến với môn phái đã luyện gân chân, làm lỏng và mạnh các khớp, tạo một chân đế vững chắc như mọc rễ vào đất để phục vụ tối đa cho sự thả lỏng phần trên (từ hông lên trở lên) theo nguyên tắc “thượng hư, hạ thực“. Tuy tấn nhấn mạnh vào yêu cầu trụ vững nên buộc phải giảm sự linh động, ít nhiều có thể cản trở cho sự phát huy lực từ trung tâm phát lực (hông eo), nhưng không cản trở đường vận hành của khí xuống chân, và vì vậy không làm giảm đáng kể lực thông xuống chân khi tập tấn tĩnh. Đầu gối cong vào cũng là một cách tiết kiệm sức lực tối đa khi chân giữ trọng lượng cơ thể của người tập. Bởi vậy, chính thân kiềm dương nếu được tập đúng, sau những khó khăn ban đầu, người tập ngày càng có được sự linh hoạt đặc biệt, có thể đá bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị, và cú đá sẽ có toàn bộ sức của thân thể khi tấn công vào trung điểm của địch thủ. Thế tấn này cũng được dùng để thủ một cách hữu hiệu.
Trắc thân kiềm dương là thế tấn linh hoạt hơn Chính thân kiềm dương, rất thuận lợi cho tấn công thần tốc mà vẫn có thể phòng thủ kín đáo, vì vậy, trong Vịnh Xuân Quyền thế tấn này được ứng dụng chủ yếu khi thực chiến.