hệ thông quyền thuật cơ bản trong vịnh xuân quyền :
Tại Trung Quốc và Hương Cảng chương trình gồm ba bài quyền: Tiểu Niệm
Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và một bài Mộc nhân thung. Tại Quảng Đông bài
Tiêu Chỉ được dạy trước bài Tầm Kiều. Hai bài binh khí của môn phái là
Bát Trảm Đao và Lục điểm bán côn.
Tại Việt Nam tôn sư Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh của Nguyễn Duy Hải tự Hồ Hải Long
(1917 - 1988) truyền dạy ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Ngũ hình quyền và
Hạc hình hư bộ, một bài Mộc nhân thung và hai bài Bát trảm đao và Lục
điểm bán côn.
- Tại Hà Nội có nhiều nhánh Vịnh Xuân, chi phái của cụ Trần Thúc Tiển có
nhiều học trò lớn tuổi, thành tựu cao nhất là về nội công và linh giác,
chi phái cụ Trần Văn Phùng có những học trò trung niên thành danh giỏi
thực chiến. Chi phái cụ Ngô Sỹ Quý chương trình bao gồm Thủ Đầu quyền,
Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, Xà quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Hạc
quyền, Nhất linh bát (hay Một linh tám) và một bài Mộc nhân thung. Trong
binh khí có hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.
Tại Việt Nam chỉ bài đầu tiên (Tiểu niệm đầu hay Thủ đầu quyền) giống
với bài Tiểu niệm đầu của chi phái Trung quốc và Hương cảng.
Sau đây xin điểm qua các bài bản để trình bày những đặc điểm của môn phái
1. Tiểu niệm đầu
Đặc điểm của bài là không chuyển bộ, suốt bài chỉ đứng thế "Nhị
tự kiềm dương mã", thân thể hơi ngửa về sau. Như tên cho thấy, bài chứa
đựng những thế căn bản quan trọng của môn phái như Thân thủ, Bàng thủ,
Nhật tự xung quyền, Phách thủ, Hộ thủ, Phục thủ... toàn bài đánh hai tay
nới giãn không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến". Bài
đặc biệt chú trọng luyện sự biến chuyển từ Phục thủ qua Hộ thủ, lúc
luyện hai thế này giống như lạy Phật ba lần nên bài còn có tên là Tam
bái Phật.
Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đĩnh:
1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4. Thân thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ
5. Trắc chưởng chánh chưởng thân thủ khuyên thủ thâu quyền
6. Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ
7. Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ tiêu chỉ thủ
8. Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền
9. Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền
10. Thân thủ chẩm thủ quát thủ
11. Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền
12. Bàng thủ thân thủ ấn chưởng thâu quyền
13. Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu cước
Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan M ãn:
1. Khai Thung Mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4.Phật chưởng
5.Sát thủ
6.Lạp thủ
7.Xí chưởng
8.Thân thủ
9.Bàng thủ
10. Thoát thủ
2. Tầm kiều
Bài Tầm kiều chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt
của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ" hay còn gọi là "leo núi", chân
trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau.
Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn
đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm
kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch"...
Ba thế đá được dẫn nhập: Đề thoái, Trực đăng thoái và Trắc sanh thoái.
Môn sinh Vịnh Xuân quyền thường dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền
tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ.Những thủ pháp
mới được dạy là Chánh thân vấn thủ, Phê tranh, Xuyên kiều, Trắc thân án
thủ, Trừu chàng quyền, Đàn kiều xung quyền...
Thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn:
1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2.Giao xoa thân thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3.Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4.Xuyên kiều chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)
5.Song phục thủ phách thủ chánh chưởng cập hộ thủ
6.Chuyển thân lan thủ giao xoa thân thủ cập chuyển thân bàng thủ
7.Lan thủ xung quyền phất thủ phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
8.Cầm lan trắc thân lan thủ khởi để thoái
9.Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ cập trắc thân giao xoa thân thủ tam thức
10. Trừu bàng quyền phục thủ thoát thủ khuên thủ thâu quyền
11. Trực đăng thoái đạp bộ đê bàng thủ cập song thân thủ chánh thân song vẫn thủ
12. Song trất thủ song ấn chưởng thâu quyền
13. Chuyển thân trắc sanh thoái trắc thân án thủ đàn kiều xung quyền
14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu thức
Thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn:
1. Khai thung mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4. Tầm kiều
5. Lan kiều thủ
6. Đơn bàng thủ
7. Song bàng thủ
8. Tam không thủ
3. Tiêu chỉ
Bài Tiêu chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi
tiêu". Những kĩ thuật mới là Quải tranh, Trắc thân vấn thủ, Thượng hạ
sạn thủ, Khuyên cát thủ, Thượng hạ canh thủ... và bộ pháp Khấu bộ. Riêng
thế đánh chỏ, chi phái Hương cảng chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên
xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: Phê trửu (chỏ đánh ngang) và
Cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) lấy từ chi phái Quảng Đông.
Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Và có
tên là Tiêu chỉ vì sử dụng rất nhiều thế Tiêu chỉ thủ (thế xỉa bằng đầu
ngón tay)
Thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn:
1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3. Nhật tự xung quyền khuyên cát thủ thâu quyền
4. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ thâu quyền
5. Khẩu bộ chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ hạ lộ sạn thủ
6. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
7. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ
8. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
9. Chuyển thân thượng hạ canh thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền
10. Trắc thân vấn thủ chẩm thủ chuyển thân phục thủ thoát thủ thâu quyền
11. Tiêu chỉ thủ chuyển thân thượng lộ sạn thủ phất thủ thoát thủ thâu quyền
12. Cầm nã thủ trừu chàng quyền ấn chưởng thâu quyền
13. Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ
14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu quyền
Thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn:
1. Khai thung mã
2. Song giao tiễn
3. Bài chỉ
4.Cập trửu
5.Quải trửu
6.Phê trửu
7.Nhị đồng thủ
8.Dương thủ
9.Tháp chuỳ
10. Bái Phật
4. Niêm thủ và niêm cước
Phương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ tay
đôi, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức
thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy
nghĩ (tâm ứng thủ). Tại Việt Nam, phương pháp có tên là "Niêm thủ".
"Niêm đơn thủ" (tập niêm thủ một tay) được dạy sau bài Tiểu niệm đầu.
Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kì những thế Thân thủ, Phục thủ, Chánh
chưởng, Chẩm thủ, Nhựt tự quyền, Bàng thủ, và chú trọng sự chuyển biến
giữa hai thế Thân và Bàng thủ.
"Niêm song thủ" bắt đầu với Bàng thủ và tiếp với phương pháp "Nhất phục
nhị" để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý "Bất truy thủ",
"Tá lực xảo đả", "Tiêu đả đồng thời", "Tá lực phản đàn, khiêu kiều sang
sông", " Án đầu ngật vĩ, "Lại lưu khứ tống, suý thủ trực xung"...
Trong phương pháp "Niêm cước", hai người đứng trên một chân, dùng chân
kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khẩu thoái) để rồi tấn
công bằng những thế đá của môn phái.
5. Mộc nhân thung
Công thủ phản biến thể hiện rõ trong bài này. Bài còn chủ luyện
lực, kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực mới làm
rung chuyển thân của mộc nhân. Toàn bài của chi phái Hương Cảng gồm 140
thế, sau Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế, trong đó 16 thế cước của môn
phái ( thật sự là 8 thế nhưng dùng bên trái và bên phải). Đặc biệt hai
thế Thập tự thoái và Tiệt tảo thế ngược lại với tất cả thoái cước khác,
dùng chân sau để đá.
Theo Lương Đĩnh, tám thế cước là: Trực đăng thoái, Hành sanh thoái, Tà
đá tất thoái, Thập tự thoái hay Hoành sái thoái, Tiệt tảo thoái, Khẩu
đàn thoái, Tà đá cước thoái, Hoành đà tất thoái.
Bài còn phát triển nguyên tắc "tam giác". Bài Mộc nhân thung chi phái Quảng Đông có hơn 160 động tác.
6. Lục điểm bán côn
Cây côn sử dụng trong môn phái thuộc trường côn, dài ít nhất 2 thước
rưỡi. Bộ pháp bao gồm Tứ bình mã và Tí ngọ mã là những bộ pháp thực dụng
trong những môn phái tỉnh Quảng Đông, khác hẳn với những thế tấn đặc
biệt của quyền thuật Vịnh Xuân.
Theo Lương Đĩnh, bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn và Bán già.
Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc
"Tuỳ địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữư chiêu" và phương
pháp "Niêm côn".
Phương pháp "Niêm côn" tương tự như "Niêm thủ", hai côn giao nhau chuyển
động theo "Khuyên côn", từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh
rơi côn đối phương để tiến nhập tấn côn bụng, ngực, cổ họng hay màng tai
địch thủ bằng những thế "Tiêu long thương", "Bán già",...
7. Bát trảm đao
Đao sử dụng trong bài thuộc loại Hồ điệp song đao (song tô).
Bài chia ra tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chính. Như côn
pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để
nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Diệp Vấn chỉ dạy bài bát trảm đao
cho bốn người đệ tử. Hiện nay, nhiều bài đao khác nhau mang tên này, khó
phân biết được bài nào truyền lại từ Diệp Vấn.
Theo Diệp Vấn, tám đoạn bài Bát trảm đao là :
1/ Đao thức,
2/ Lập trảm đao,
3/ Than trảm đao,
4/ Song canh đao,
5/ Cổn bàng đao,
6/ Nhất tự đao,
7/ Vấn đao,
8/ Quải đao.
Ngoài những bài nêu trên, Vịnh Xuân quyền có nhiều phương pháp luyện tập phụ thuộc bổ túc: đá Tam tinh thung, đánh bao cát,...
Lịch sử Vịnh Xuân quyền hỗn hợp nhiều truyền thuyết từ nguồn gốc khác
nhau, cần xét lại trong khuôn khổ khác. Chi phái của Diệp Vấn phổ biến
hơn những chi phái khác. Vịnh Xuân quyền sử dụng một số giới hạn đòn thế
đơn giản, nhưng hữu dụng. Là một phái chuyên cận chiến nên đã phát
triển tới mức độ cao phương pháp "Niêm thủ thính kình" và nguyên tắc
"mượn lực địch để phản công". Riêng Lục điểm bán côn tuy không phải là
một vũ khí dùng đánh gần, nhưng không vượt ra ngoài lý thuyết đã dựng
lên một nền tảng vững chắc cho môn phái.